Đồng tiền có thể là nguyên nhân hủy hoại cuộc hôn nhân, vợ chồng hạnh phúc sẽ quản lý tiền bạc thế này:
Dù không có bất cứ công thức hay phép thuật bí mật nào để làm nên một cuộc hôn nhân thành công, vẫn có những việc mà bất cứ cặp vợ chồng nào cũng có thể thực hiện để gia tăng khả năng đem lại một cuộc hôn nhân hạnh phúc dài lâu và cũng có thể bắt đầu từ tài chính.
Khi kết hôn, bạn không chỉ cam kết rằng mình sẽ chia sẻ cuộc sống với người bạn đời, mà còn phải chia sẻ việc tài chính của mình với người đó. Khi đó, mọi quyết định có liên quan tới tiền bạc mà bạn đưa ra, bất kể là gì đều có thể ảnh hưởng tới người bạn đời của mình.
Cả hai không giấu diếm nhau.
Ngay sau khi kết hôn, các cặp vợ chồng thường chia sẻ với nhau mọi thứ về tình hình tài chính của bản thân như tiền lương, nợ thẻ tín dụng, tiền trợ cấp cho vay của sinh viên hay bất kể thứ gì có thể ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình trong tương lai.
Pam Horack, CFP và là phóng viên của các trang mạng về quản lí tài chính cho biết: “Họ thường ngồi xuống và bàn với nhau một cách trung thực về số tài sản mà họ có, đó là một bước khởi đầu nhằm giúp đôi bên hiểu rõ hơn về tiền tình hình tài chính của người mình cưới”.
Họ rất thường bàn về chuyện tiền bạc
Khi nói về việc kiếm tiền và hôn nhân thì số lượng tài sản của hai bên không quan trọng, điều quan trọng là cả hai có thể cùng nhau đi đến các quyết định và luôn tôn trọng ý kiến của nhau.
Katie Burke, CFP từ Wealth By Empowerment nói: “Hãy cởi mở và trung thực. Tôi nghĩ việc cả hai có bất đồng quan điểm không có gì là xấu. Vì việc lắng nghe người khác nói, dù điều họ nói có lý với bạn hay không, cũng sẽ giúp bạn có thêm một góc nhìn khác về vấn đề hiện có, nên hãy luôn cởi mở và lắng nghe”.
Mỗi mối quan hệ đều khác nhau, và việc tài chính của các cặp vợ chồng cũng vậy. Các cặp vợ chồng nên bàn với nhau về tài khoản ngân hàng chung của mình, ai thanh toán loại hóa đơn nào và họ sẽ cùng dùng số tiền cá nhân của mình như thế nào một cách ăn ý. Mấu chốt là ở việc cả hai phải rõ ràng với nhau về việc chi tiêu.
Horack còn nói: “Có lúc bạn sẽ nghĩ: ‘Chà, chồng/vợ mình có 4 triệu dư mỗi tháng và mình chả biết anh/cô ta dùng nó vào việc gì, nhưng cũng không sao’, đó là lúc bạn đã làm đúng. Hãy biết tin tưởng và cho phép họ dùng phần tiền riêng của họ vào việc họ muốn, có ranh giới nhất định chứ đừng quá kiểm soát trong việc tài chính”.
Họ cùng nhau đạt tới một mục tiêu nhất định
Các cặp vợ chồng hạnh phúc luôn đoàn kết và bước tới cùng nhau, và họ luôn luôn chia sẻ với để đảm bảo rằng cả hai không ai bị tụt lại trên con đường đang đi.
Pamela Capalad, CFP và người sáng lập Brunch and Budget đã chia sẻ: “Tuy cả hai đều có cách dùng tiền riêng, nhưng nếu cả hai biết rằng họ đều đang cố gắng đạt tới cùng một mục tiêu xa phía trước, họ sẽ dễ dàng cùng nhau đưa ra những quyết định nhằm đưa đôi bên tới mục tiêu đó nhanh chóng hơn”.
Bạn có muốn cùng nhau mua một căn nhà? Hay dành dụm tiền cho khi cả hai có con? Bạn sẽ để dành bao nhiêu tiền trong tổng số tiền lương của mình cho lúc cả hai nghỉ hưu? Các cặp vợ chồng hạnh phúc thường bàn với nhau về những vấn đề này hằng năm để họ có thể điều chỉnh lại mục tiêu chung của nhau một cách hợp lí hơn.
Họ phân chia trách nhiệm
Dù bạn có tài khoản ngân hàng chung hay không, khi kết hôn thì việc chi trả tiền điện, thức ăn, thuế nhà cửa đủ loại trở thành trách nhiệm chung của đôi bên. Các cặp vợ chồng hạnh phúc không tự nghĩ rằng người kia sẽ lo phần nào trong trách nhiệm đó, họ phân chia trách nhiệm đó ra một cách rõ ràng.
Capalad nói: “Hãy quyết định bạn sẽ quản lí việc tài chính như thế nào và ai lo phần nào. Hãy phân chia việc thanh toán hợp lí và đừng tự đơn phương mặc định rằng ai phải lo tiền này, ai phải lo tiền kia khi chưa bàn bạc với người kia”.
Họ không phán xét lẫn nhau
Ai nấy cũng có mục tiêu riêng, và để một cuộc hôn nhân được suôn sẻ, bạn phải biết tôn trọng những sự lựa chọn của người kia, bao gồm cả việc thoải mái với cách tiêu tiền của người kia dù nó có khác cách bạn tiêu tiền đi nữa.
Capalad nói: “Đừng phát xét chồng/vợ của bạn vì cách họ tiêu tiền, nếu bạn thật sự nghĩ người đó có vấn đề với việc chi tiêu thì đã đến lúc nói chuyện một cách lịch sự và trung thực với họ. Còn nếu bạn chỉ cảm thấy khó chịu khi thấy họ dùng tiền để mua những thứ mà bản thân bạn sẽ không mua thì hãy bình tĩnh”.
Horack cũng đồng ý và nhấn mạnh việc nên tin tưởng và để chồng/vợ của mình dùng tiền vào thứ khiến họ cảm thấy hạnh phúc, miễn sao việc đó không gây ảnh hưởng tiêu cực tới tài chính của hai bên là được.
Họ chi tiêu tiết kiệm
Chỉ vì bạn có thể mua một căn nhà 5 tỷ không có nghĩa là bạn phải mua nó, để rồi khiến việc chi tiêu của cả hai trở nên khó khăn do số tiền ít ỏi còn lại sau quyết định đó.
Horack nói rằng: “Hãy tiêu ít hơn số tiền bạn nghĩ rằng bạn cần tiêu”.
Cô nhấn mạnh rằng: “Mọi thứ mà bạn có chỉ là tạm thời thôi”, bạn có phải mua một căn nhà nhỏ hơn khi con mình dọn vào trường đại học không? Bao lâu thì bạn sẽ đổi chiếc xe đắt tiền mà mình mua để mua một chiếc đời mới đắt tiền khác? Rốt cuộc thì những thứ ‘to tát’ mà bạn bỏ tiền ra mua cũng không phải vĩnh cửu như bạn nghĩ lúc mới mua về”.
Họ không giấu diếm tiền bạc
“Các cặp vợ chồng hạnh phúc không bao giờ giấu tiền và cũng không dùng việc đó làm luận điểm trong lúc oán giận hay làm vũ khí khi cãi vã”, Capalad nói.
Horack nói rằng ngoài việc trung thực về thu nhập của mình, các cặp vợ chồng hạnh phúc không giấu diếm tiền hay những sai lầm họ mắc khi cho tiêu.
Cô cảnh báo rằng việc giấu diếm sai lầm trong việc tiêu xài sẽ tạo ra sự nghi ngờ giữa đôi bên và tạo ra thêm vấn đề giữa cả hai.
Đặt ra một số quy tắc cơ bản
Gộp tài chính của bản thân với người kia có thế rất choáng ngợp với vài người, vì khi đó thì việc chi tiêu sẽ không còn hoàn toàn thuộc vào quyền quyết định của bạn nữa, và nó có thể ảnh hưởng tới người kia. Nên việc quyết định xem bạn sẽ dùng tiền khi nào và như thế nào là rất quan trọng, hãy tạo ra một số quy tắc cơ bản về việc quản lí tiền bạc hiệu quả nhất mà đôi bên có thể cùng đồng thuận.
Horack nói rằng: “Bạn cần phải nghĩ xem bạn có thể chi tiêu trong phạm vi ngân sách như thế nào mà cả hai có thể cùng làm và đồng ý với nhau, đó là điều thiết yếu”.
Họ có thỏa thuận tiền hôn nhân
Burke cho biết: “Với bất cứ ai đang có ý định kết hôn, tôi khuyên họ nên có sẵn một thỏa thuận tiền hôn nhân, vì hầu hết các cuộc hôn nhân đều kết thúc bằng một cuộc li dị, nên tại sao không bàn về việc này khi còn có thể? Không nhất thiết phải bàn về việc ai được sở hữu ngôi nhà, mà là về mảng tài chính”.
Burke nói thêm rằng nếu bàn việc này trước khi kết hôn là một việc quá sức với bạn thì hãy làm một giấy thỏa thuận sau hôn nhân, cũng giống như thỏa thuận trước hôn nhân nhưng chỉ khác ở chỗ là nó xảy ra sau khi cả hai đã kết hôn, nó giúp loại bỏ bớt phần nào áp lực mà cả hai có thể gặp phải trước lể kết hôn.
Ngay cả khi cả hai quyết định sẽ làm giấy thỏa thuận thì việc sáng suốt nhất vẫn là hãy cũng ngồi lại và bàn bạc với nhau trước.
Họ hòa thuận với nhau
Capalad nói: “Khi đối phó với vấn đề tài chính thì trước hay sau cả hai cũng sẽ bị stress, nhưng rốt cuộc thì tiền bạc là thứ quan trọng trong việc nuôi dưỡng mối quan hệ đôi bên”.
Tiền bạc có thể là lí do của nhiều cuộc tranh luận, nhưng đừng để nó kiểm soát mối quan hệ vợ chồng của bạn, những cặp vợ chồng hạnh phúc không đặt quá nặng lên chuyện tiền bạc, họ dùng nó để tiếp lửa cho mục tiêu của nhau.
Capalad cho biết thêm: “Nếu bạn nhớ ra lí do gì đã đưa cả hai đến bên nhau ngày hôm nay thì những cuộc cãi vã nhỏ nhoi trong suốt cuộc hôn nhân cũng chẳng là gì để khiến bạn buồn phiền”.