Thứ nhất đàn ông chỉ có khả năng đạt cực khoái một lần, phụ nữ có khả năng đạt cực khoái nhiều lần. Điều này tạo nên một vấn đề vô cùng lớn. Đàn ông đâm ra sợ phụ nữ vì một lý do đơn giản là nếu anh ta lên khơi lên một cơn cực khoái thì cô ấy sẵn sàng cho ít nhất là nửa tá cực khoái  và sẽ vất vả cho anh ta có thể làm hài lòng cô ấy.

Cho nên có quan điểm cho rằng phải chăng đàn ông ích kỷ nên đã tìm ra cách là: đừng cho phụ nữ cực khoái dù chỉ một lần. Thậm chí tước luôn của phụ nữ cái ý niệm rằng phụ nữ không thể có cực khoái. Nhưng có vẻ hiện nay thì đàn ông luôn cố tìm mọi cách để phụ nữ đạt cực khoái, nhưng không ít người thất bại vì vẫn chưa biết cách .

Thứ hai tính dục của đàn ông mang tính cục bộ tại bộ phận sinh dục. Điều này không đúng với phụ nữ. Tính dục của phụ nữ, sự nhạy cảm của họ lan tỏa khắp cơ thể, cần nhiều thời gian hơn để cô ấy khởi động cho nóng máy, thế mà thậm chí trước cả khi phụ nữ kịp khởi động thì đàn ông đã đã xong mất rồi. Anh ta quay lưng lại phía cô và bắt đầu ngủ. Trong hàng nghìn năm qua, hàng triệu phụ nữ trên thế giới đã sống và chết mà không biết đến món quà tuyệt nhất của tự nhiên – cực khoái. Đó là một sự bảo vệ cho cái tôi ích kỷ của đàn ông. Phụ nữ cần màn dạo đầu lâu hơn để toàn bộ cơ thể của cô ấy bắt đầu râm ran những cảm xúc. Điều này với nhiều đàn ông là khó chịu vì nóng vội, ích kỷ.

Nếu nhìn bằng con mắt khoa học đơn thuần thì cực khoái không cần thiết cho việc sinh nở. Không cực khoái vẫn sinh sản được. Nhưng nếu xét đến sự trưởng thành về mặt tâm linh thì cực khoái lại là điều bắt buộc.

Chính trải nghiệm cực khoái đã mang lại cho con người trở lại tính nguyên thủy hồng hoang. Nó là một trạng thái thiền thấm đẫm nồng nhiệt và rung động. Cực khoái là khi bạn cảm thấy mang trong mình một khối phúc lạc vô cùng to lớn. Tâm trí ngừng lại ngay lúc đó nó trở thành một khoảnh khắc siêu việt trống rỗng. Lúc đó thời gian như dừng lại. Một khoảnh khắc ngắn ngủi của khoái lạc, bao la thỏa mãn đến nỗi nó sánh ngang với vĩnh hằng.

                                                                                          Đinh Thái Sơn – Seloman