Tỷ lệ ly hôn ở các vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là 3,0%, cao hơn gần gấp đôi so với các vùng còn lại. Mặt khác, Đông Nam Bộ cũng là vùng có tỷ trọng nhóm “chưa từng kết hôn” cao nhất cả nước.

Mới đây, Tổng cục Thống kê đã công bố ấn phẩm Kết quả chủ yếu Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 01/4/2020.

Kết quả điều tra cho thấy, tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên đã từng kết hôn của cả nước khá cao, chiếm 76,9%, trong đó số người đang có vợ/chồng chiếm 67,7%. Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên chưa từng kết hôn chiếm 23,1%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm 2019.

Khi so sánh giữa khu vực thành thị và nông thôn, trong khi tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên có vợ/chồng ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị (5,0 điểm phần trăm) thì tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên chưa có vợ/chồng ở thành thị là 26,6% cao hơn ở nông thôn (5,5 điểm phần trăm).

Tỷ lệ góa vợ/chồng ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn (1,1 điểm phần trăm). Ngược lại, tỷ lệ ly hôn ở thành thị cao hơn nông thôn (0,6 điểm phần trăm). Tỷ lệ ly thân ở hai khu vực thành thị và nông thôn lần lượt là 0,4% và 0,3%.

Giữa các vùng kinh tế – xã hội, Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có tỷ trọng nhóm “chưa từng kết hôn” thấp nhất (chiếm 17,7%). Đây cũng là vùng có tỷ trọng nhóm có vợ/chồng cao nhất cả nước (chiếm 73,3%). Ngược lại, Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ “chưa từng kết hôn” cao nhất, đồng thời cũng là vùng có tỷ lệ có vợ/chồng thấp nhất, tương ứng chiếm 30,5% và 61,1%.

Tỷ lệ ly hôn ở các vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là 3,0%, cao hơn gần gấp đôi so với các vùng còn lại. Kết quả này phần nào phản ánh sự khác biệt trong phong tục tập quán, đời sống văn hóa xã hội giữa các vùng miền.

Bên cạnh đó, Đông Nam Bộ, nơi có thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, là vùng thu hút nhiều người dân tới học tập và làm 25 việc. Họ đa số là những người từ các vùng nông thôn của các tỉnh, thành phố lân cận rời xa quê để lên thành phố tìm việc với mong muốn có thu nhập cao hơn nên gặp nhiều áp lực về gia đình và thu nhập. Đây có thể là những lý do tại sao Đông Nam Bộ hiện là vùng có tỷ trọng nhóm “chưa từng kết hôn” cao nhất cả nước.

Thực tế, nữ giới thường có xu hướng kết hôn sớm hơn nam giới nhưng khi tuổi càng cao ngoài độ tuổi 40 thì tỷ lệ sống độc thân lại cao hơn so với nam giới. Ở độ tuổi dưới 40, tỷ trọng nam giới “chưa từng kết hôn” luôn cao hơn nữ giới.

Ví dụ, ở nhóm tuổi 25-29, tỷ lệ nam giới “chưa từng kết hôn” cao gấp hơn 2 lần tỷ lệ này ở nữ giới 48,8 so với 21,3 . Tuy nhiên, từ độ tuổi 4 trở lên, tỷ trọng nam giới có vợ cao hơn đáng kể so với tỷ trọng nữ giới có chồng; đồng thời, tỷ trọng sống độc thân của nam (chưa có vợ/ly hôn/ly thân/góa) thấp hơn khá nhiều so với nữ.

Ở nhóm tuổi 55-59, tỷ lệ nam giới sống độc thân chỉ chiếm 6,3%, trong khi tỷ lệ này ở nữ giới là 24,8%, chênh lệch 18,5 điểm phần trăm.

Khi tuổi càng cao thì tỷ lệ góa vợ chồng càng lớn, trong đó, tỷ lệ góa chồng ở nữ giới tăng nhanh hơn so với tỷ lệ góa vợ ở nam giới theo nhóm tuổi. Ngoài ra, góa vợ chồng cũng là nhóm đóng góp lớn nhất dẫn đến sự khác biệt về tỷ trọng sống độc thân giữa nam và nữ sau độ tuổi 40.

Năm 2020, tỷ lệ nữ góa chồng là 11,0%, cao gấp hơn 5 lần so với tỷ lệ nam góa vợ 2,0%. Có hai lý do có thể giải thích cho sự khác biệt này, đó là tuổi thọ của nam giới thường thấp hơn nữ giới và nam góa vợ thường có xu hướng tái kết hôn nhiều hơn so với nữ góa chồng.

Ở Việt Nam, tình trạng ly hôn và ly thân là không phổ biến. Tuy nhiên, tỷ trọng ly hôn có sự khác biệt theo giới tính. Ly hôn ở nữ giới được tìm thấy luôn cao hơn so với nam cho mọi nhóm tuổi quan sát. Tỷ lệ ly thân chỉ chiếm dưới 1% và hầu như không có sự khác biệt theo giới tính.

Tỷ trọng “chưa từng kết hôn” giảm nhanh nhất là ở nhóm tuổi 15-29 đối với nữ và nhóm tuổi 15-34 đối với nam. Đây đều là những nhóm tuổi bắt đầu xây dựng gia đình của cả nam và nữ. độ tuổi dưới 40, mức giảm về tỷ lệ “chưa từng kết hôn” ở nữ là cao và nhanh hơn so với nam. Tuy nhiên, sau tuổi 40, trong khi tỷ lệ “chưa từng kết hôn” của nam giới tiếp tục giảm và chỉ còn 0,9 ở nhóm từ 6 tuổi trở lên trong khi tỷ lệ này của nữ giới không có nhiều thay đổi, gần 3,9 cho thấy khả năng kết hôn của phụ nữ ở nhóm tuổi cao bị hạn chế hơn so với nam giới cùng nhóm tuổi.

 

Theo Thái Quỳnh (Theo Nhịp sống kinh tế)