Bên cạnh những niềm hân hoan trong thời điểm Tết đến xuân về, nhiều gia đình vẫn phải đau đầu với câu chuyện muôn thuở: Tết nội hay Tết ngoại? Liệu đây có phải là vấn đề không thể tìm ra giải pháp?
Mâu thuẫn do đâu?
Những ngày giáp Tết, ngoài việc sắm sửa cho gia đình nhỏ của mình, các cặp vợ chồng sẽ nghĩ đến việc mua quà biếu, thăm hỏi họ hàng. Trong số đó, quan trọng nhất chính là cha mẹ hai bên, và những chuyện đau đầu cũng xuất phát từ đây. Mâu thuẫn luôn bắt đầu từ việc tiền nong. Biếu quà Tết thế nào mới hợp lý?
Chỉ một chút “thiên vị” nhỏ trong số tiền mua quà Tết nội – ngoại cũng vô tình tạo nên sự không vừa ý trong lòng người còn lại. Sau đó, sự bất đồng sẽ ngày càng lớn hơn khi mọi người tranh luận về thời gian thăm hỏi gia đình.
Cùng xóa bỏ nỗi lo ‘thiên vị’ quà Tết
Sự thật là: mọi người chọn quà Tết thường quá chú tâm đến tiền nong mà quên đi ý nghĩa thực sự của món quà. Thay vào đó, bạn có thể chọn món quà mang lại nhiều cảm xúc chứ không phải những món quà đắt tiền. Các sản phẩm thiết yếu làm quà biếu ngày Tết như bánh kẹo, mứt Tết, rượu… nên mua giống nhau. Đặc biệt, bạn nên sử dụng giỏ quà tự chọn hoặc mua sẵn để tạo cảm giác trang trọng hơn, bởi ngày Tết ở gia đình nội ngoại nếu có giỏ quà Tết của con cháu cũng lung linh hơn nhiều.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi mua quà Tết vì có thể gặp phải hàng giả, hàng nhái hoặc móp méo, lỗi sản xuất. Để đảm bảo chất lượng, bạn nên chọn mua tại các siêu thị lớn, đặc biệt giờ đây người dân nông thôn cũng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm chất lượng với hệ thống siêu thị. Tại đây, các giỏ quà Tết được phân loại theo mức giá cụ thể, mỗi loại lại mang ý nghĩa khác nhau.
Ngoài ra, tùy vào hoàn cảnh mà bạn có thể mua thêm những món quà đặc biệt cho nhà nội và nhà ngoại. Nếu trời quá lạnh, bạn có thể tặng bố mẹ một chiếc chăn ấm. Nếu bố mẹ có sở thích uống trà, bạn có thể mua một bộ ấm chén mới. Sắp xếp thời gian hợp lý
Trên thực tế, các bậc phụ huynh không bao giờ đánh giá việc con cái dành thời gian ngày Tết cho mình nhiều hay ít. Vấn đề này chủ yếu phụ thuộc vào sự thấu hiểu, thỏa thuận của hai vợ chồng để thời gian Tết nội – Tết ngoại trở nên hợp lý nhất.
Nhiều gia đình ở gần nhau thì sáng về nhà nội, chiều về nhà ngoại. Những gia đình ở xa hơn thì về ăn Tết nhà nội hai hôm, nhà ngoại hai hôm rồi năm sau đổi ngược lại. Thậm chí nhiều người còn một năm ăn tất niên, đón giao thừa với nhà nội, năm tiếp theo ở nhà ngoại rồi cứ luân phiên như vậy.
Theo nhiều chuyên gia tâm lý học, các cặp vợ chồng nên bình tĩnh ngồi xuống nói chuyện với nhau từ khi bắt đầu có ý định chuẩn bị cho Tết. Điều này giúp họ dễ dàng thuyết phục lẫn nhau và đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
Tết là ngày vui, đừng để vấn đề Tết nội – Tết ngoại biến không khí ngày Tết trở nên căng thẳng. Thay vào đó, hãy chọn cách sắm Tết tiện lợi hơn và sắp xếp thời gian hợp lý hơn cho hai bên gia đình.
HappyComm Tổng hợp