Mô hình tính cách 5 yếu tố dự báo về đời sống hôn nhân tình dục, sự thành công và sự thỏa mãn. Tính cách con người bao gồm 5 đặc điểm cơ bản, mỗi đặc điểm tồn tại trong sự đối lập với những đặc điểm khác. Sự kết hợp của 5 yếu tố này trong mỗi cá nhân dự báo về hành vi của người đó trong những hoàn cảnh và thời điểm khác nhau. 5 yếu tố gồm:Sự nhạy cảm — sự lo lắng và sự thất thường với sự ổn định về mặt cảm xúc và sự tự tin;Sự tận tâm — sự kiên trì và trách nhiệm với sự hời hợt và sự lười biếng;
Sự dễ chịu — thân thiện và đồng cảm với sự lạnh nhạt và thô lỗ;
Sự cởi mở với những trải nghiệm — sự sáng tạo và tò mò với sự thiếu khoan dung và cứng nhắc;
Sự hướng ngoại — sự quyết đoán và tính cấp bách với sự hướng nội và rụt rè.
Những đặc điểm này dựa trên di truyền. Chúng có xu hướng xuất hiện ở giai đoạn thành niên và vẫn duy trì ít hay nhiều sau đó. Tính cách không phải yếu tố duy nhất hình thành nên số phận chúng ta: Hoàn cảnh — liên quan tới một địa điểm, một nền văn hóa hay lịch sử – cũng ảnh hưởng rất nhiều. Nhưng rõ ràng là tính các ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động và sở thích của chúng ta hơn, chẳng hạn sự lựa chọn nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe và lối sống. Không có gì bất ngờ, tài liệu nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên kết quan trọng giữa mô hình tính cách 5 yếu tố với đời sống tình cảm.
Sự nhạy cảm
Được công nhận rộng rãi trong giới học thuật, sự nhạy cảm là đặc điểm tính cách dự báo mạnh nhất về đường tình yêu của một người. Quá mức nhạy cảm là một tin xấu trong trường hợp này. Ví dụ, năm 1987, các nhà nghiên cứu Lowell Kelly và James Connelly trường đại học Michigan xuất bản một nghiên cứu về 300 cặp vợ chồng trong suốt hơn 30 năm. Người vợ/chồng quá mức nhạy cảm sẽ có một cuộc hôn nhân không hạnh phúc và dẫn tới ly hôn. Càng buồn hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người quá mức nhạy cảm cũng có một cuộc đời không hạnh phúc sau hôn nhân.
Sự nhạy cảm có thể phá huỷ một mối quan hệ theo nhiều cách. Theo lý thuyết, một người nhạy cảm quá mức có xu hướng dễ bị căng thẳng và có những xúc cảm tiêu cực. Những xu hướng này dường như ảnh hưởng tới người bạn đời của họ và tích tụ nhiều nhiều mâu thuẫn theo thời gian.
Sự nhạy cảm cũng phá huỷ đời sống tình dục lành mạnh. Teri Fisher tại trường đại học bang Ohio và James McNulty ở trường đại học bang Florida đã phỏng vấn 72 cặp đôi mới cưới về tính cách, các mối quan hệ và sự hài lòng trong vấn đề tình dục. Một năm sau đó, các nhà nghiên cứu đã quay trở lại để kiểm tra tình trạng mối quan hệ các cặp đôi. Họ nhận thấy rằng chỉ cần có một người nhạy cảm (hoặc cả hai) thì mức độ hài lòng trong mối quan hệ và tình dục đều thấp. Các nhà nghiên cứu nhận thấy sự nhạy cảm có thể khiến cho đời sống tình dục của các cặp đôi bị hủy hoại. Họ nhận định rằng sự nhạy cảm làm giảm sự hài lòng trong đời sống hôn nhân vì những người nhạy cảm thường tiêu cực và trông đợi nhiều quá mức, điều này dẫn tới sự thiếu nhiệt huyết với tình dục và sự hài lòng thấp.
Jamie Goldenberg và đồng nghiệp đã nhận định rằng sự nhạy cảm tác động một phần tới đời sống tình dục của một người vì “sự sáng tạo trong tình dục cho thấy rõ bản chất động vật trong chúng ta, điều này nhắc nhở chúng ta về sự tổn thương và khả năng tử vong”. Những người nhạy cảm thường không kiểm soát được điều này, và dẫn tới việc né tránh hay giảm thiểu số lần quan hệ.
Sự tận tâm và đồng thuận
Như đã được dự đoán, sự tận tâm và đồng thuận cao dự báo sự hài lòng của mối quan hệ, một phần vì những đặc điểm này cho thấy các cá nhân có ít sự bồng bột và tin tưởng lẫn nhau hơn.
Nhà tâm lý học cá nhân Portia Dyrenforth (2010) đã xuất bản một nghiên cứu về 20,000 cặp đôi ở 3 nước – Úc, Anh và Đức – nhận thấy rằng sự tận tâm và đồng thuận cao (cũng như mức độ nhạy cảm thấp) trong chính họ có liên quan với sự hài lòng trong hôn nhân. Ít sự tận tâm và đồng thuận thường được tìm thấy ở những cặp đôi có rủi ro trong hôn nhân. Trong 1 nghiên cứu với hơn 160,000 người tham gia từ 52 đất nước, nhà nghiên cứu David Schmidt trường đại học Bradley nhận thấy rằng mức độ đồng thuận và tận tâm thấp sẽ cho thấy sự thiếu trung thực.
Rick Hoyle và đồng nghiệp của ông trường đại học Kentucky (2000) đã phân tích 53 trường hợp về 3 kiểu quan hệ tình dục – quan hệ với người lạ; quan hệ không an toàn (không sử dụng bao cao su); và phần lớn ở các cặp đôi – và họ thấy rằng sự đồng thuận thấp (thường thể hiện rõ sự thiếu thân thiện) xuất hiện ở cả 3 trường hợp trên. Hơn thế nữa, sự tận tâm thấp thường liên quan tới trường hợp quan hệ không an toàn.
Sự cởi mở đóng một vai trò nhỏ trong sự lãng mạn. Một nhà nghiên cứu người Úc John Malouff và đồng nghiệp của ông đã phân tích kết quả của 19 nghiên cứu liên quan tới hơn 3800 người tham gia. 4 đặc điểm – sự nhạy cảm thấp, sự tận tâm cao, sự đồng thuận cao và có xu hướng hướng ngoại – cho thấy sự hài lòng trong mối quan hệ với người bạn đời.
Nhưng sự cởi mở thì không hẳn là không quan trọng. Nhà nghiên cứu Andrea Meltzer và James McNulty trường đại học bang Floria gần đây đã phỏng vấn 278 cặp đôi mới cưới để ghi lại lịch sử hoạt động tình dục của họ trong hai tuần. Những người tham gia cũng được hỏi về tính cách và chất lượng mối quan hệ của họ. Một trong những thông tin về tính cách phụ nữ sẽ dự báo mức độ thường xuyên tình dục trong hôn nhân. Cụ thể là, các cặp đôi mà người phụ nữ cảm thông nhiều hơn và (không quá cởi mơt) thường quan hệ tình dục nhiều hơn. Tính cách người chồng thường không ảnh hưởng đến mức độ quan hệ tình dục, mặc dù người chồng cởi mở hơn (và dễ bị kích động) thường khó thoả mãn trong vấn đề tình dục.
Vì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đàn ông có xu hướng quan hệ nhiều và đa dạng hơn phụ nữ, các nhà nghiên cứu cho rằng người phụ nữ thường là “người gác cổng” trong vấn đề tình dục, và quyết định xem khi nào và bao lâu thì có thể quan hệ.
Người hướng ngoại
Người hướng ngoại được cho rằng có trải qua một vài mối tình và có quan hệ tình dục. Tuy nhiên, sự hướng ngoại thường là con dao hai lưỡi trong hoàn cảnh này. Người hướng ngoại dường như hạnh phúc hơn, giao tiếp xã hội nhiều hơn, và hấp dẫn hơn người hướng nội. Họ tìm kiếm các mối quan hệ và biết cách duy trì chúng. Họ cũng có xu hướng thích ứng tốt hơn trong quan hệ tình dục.
Mặt khác, sự hướng ngoại có thể làm suy yếu các mối quan hệ vì nó gắn liền với chủ nghĩa phiêu lưu. Một nghiên cứu năm 2008 của David Schmidt liên quan đến hơn 13.000 người tham gia ở 46 quốc gia cho thấy người hướng ngoại “hướng tới các mối quan hệ ngắn hạn, các quan hệ xã hội không bị hạn chế, thích thú với những mối quan hệ bạn tình ngắn hạn, dễ bị khuất phục trước những sự thuyết phục của người khác, và thiếu mất mối quan hệ của riêng mình”.
Trong một nghiên cứu về các cặp vợ chồng đã kết hôn lâu, Arlene Rosowski tại Harvard và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra rằng người đàn ông hướng ngoại và thiếu sự đồng thuận/cảm thông thường không thỏa mãn với cuộc sống hôn nhân bằng vợ. Trái với suy nghĩ của nhiều người, các cặp đôi không trở nên giống nhau về tính cách khi họ già đi; thay vào đó, họ có xu hướng lựa chọn những người bạn đời có tính cách giống mình. Thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người có xu hướng chọn các bạn đời giống họ trong nhiều lĩnh vực, một hiện tượng được biết đến là giao phối lựa chọn/giao phối có chủ đích. Nhìn chung, khi nói đến sự ghép đôi, những con chim lông xù thường di chuyển cùng nhau.
Điều thú vị là, xu hướng này có ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội. Những người giàu có thường kết hôn với con nhà giàu khác. Những người có trình độ học vấn cao thường kết hôn với những người có trình độ học vấn tương đương. Trong một xã hội, nơi giáo dục và cơ hội việc làm lương cao có sẵn cho cả hai giới, khoảng cách xã hội về thu nhập, địa vị và thành tích chắc chắn sẽ tăng nhanh, khi những người giàu có và có học thức ngày càng hợp tác nhiều hơn.
Khi nói về tính cách, để tìm kiếm sự tương đồng ở người bạn đời chúng ta thường đặt ra câu hỏi: Sự tương đồng tính cách giữa vợ/chồng có khiến cho hôn nhân hạnh phúc hơn không? Câu trả lời: Có lẽ là không.
Sự thật là, một số bằng chứng đã chứng minh sự tương đồng dự báo về sự hài lòng trong mối quan hệ. Shanhong Luo (2009) đã theo dõi 117 cặp đôi mới hẹn hò và thấy rằng sự tương đồng về đặc điểm tính cách cho thấy sự thỏa mãn trong các mối quan hệ cao hơn.
Tuy nhiên, phần lớn các bằng chứng dường như cho thấy sự tương đồng không phải là yếu tố mạnh để dự báo về kết quả mối quan hệ. Portia Dyrenforth và các đồng nghiệp
Có thể là do ý nghĩa của sự tương đồng về tính cách thay đổi trong suốt cuộc đời của mối quan hệ. Michelle Shiota thuộc Đại học Arizona và Robert Levenson tại Đại học California, Berkeley (2007) phát hiện ra rằng trong khi sự tương đồng về tính cách dự báo sự hài lòng mối quan hệ cao hơn giữa các cặp vợ chồng trẻ, và các cặp vợ chồng lớn tuổi, thì sự tương đồng trong mô hình tính cách 5 yếu tố lại cho thấy sự không hài lòng.
Đặc điểm tính cách cơ bản của chúng ta chịu ảnh hưởng di truyền mạnh mẽ và không dễ thay đổi. Tính cách dự đoán hành vi trong nhiều mảng, bao gồm các mối quan hệ, hành vi tình dục và sự hài lòng. Sự nhạy cảm quá mức rõ ràng là một vấn đề trong hoàn cảnh này. Ngược lại, sự tận tâm và đồng thuận lại là những phẩm chất tích cực. Sự cởi mở đóng một vai trò nhỏ và sự hướng ngoại đóng vai trò một chiếc túi hỗn hợp, khi có cả những kết quả tích cực và tiêu cực trong các mối quan hệ. Trái với suy nghĩ phổ biến, sự tương đồng về tính cách giữa các cặp vợ chồng là không cần thiết trong sự thành công của các mối quan hệ lâu dài.
Nhìn chung, tài liệu nghiên cứu gợi ý rằng những người đang tìm kiếm một tình yêu bền vững và mối quan hệ tình dục lâu dài không nhất thiết phải tìm kiếm những người có đặc điểm tính cách tương đồng. Thay vào đó, họ sẽ được lợi từ việc tìm kiếm một người bạn đời có tính cách dễ chịu, tận tâm và ổn định về mặt cảm xúc. Một người bạn đời hướng ngoại có thể sẽ mang đến một thỏa thuận trọn gói: Sẽ rất vui, nhưng nó có thể kết thúc không tốt đẹp. Một người bạn nhạy cảm quá mức chính là một lời mời tới sự đau khổ.
Nhận ra một số đặc điểm tính cách này ở bản thân hoặc người bạn đời có thể khiến bạn lo lắng cho sức khỏe và hạnh phúc dài lâu. Nhưng thật hữu ích khi nhớ rằng một người có thể thay đổi, cải thiện thói quen và quản lý tốt hơn xu hướng tính cách của họ thông qua sự tự nhận thức, thực hành và mong muốn hành vi của họ thể hiện những giá trị mà họ cho là xứng đáng. Theo lời của William Faulkner, một người có thể khao khát để trở nên tốt hơn. Và điều gì giúp chúng ta thay đổi và tốt hơn ngoài tình yêu?
Dịch: Viethuongle
Biên tập: Anna